GIỎ HÀNG
Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN:
0₫
TDS là gì và tại sao làm cà phê cần quan tâm TDS?

TDS là gì và tại sao làm cà phê cần quan tâm TDS?

TDS là gì và tại sao làm cà phê cần quan tâm TDS?

TDS là gì?

TDS (Total Dissolved Solids) là viết tắt của tổng chất rắn hòa tan. Nói một cách đơn giản, đó là tổng chất rắn hòa tan trong chất lỏng, từ chất hữu cơ đến muối vô cơ như magiê và canxi. Tùy thuộc vào chất lỏng là gì và TDS cao đến mức nào, nó có ảnh hướng tốt hoặc xấu tuỳ vào các trường hợp khác nhau.

Trong cà phê, TDS phản ánh mức độ chiết xuất của cà phê cũng như lượng chất rắn hòa tan có trong nước.

Cách phổ biến nhất để đo TDS là dùng khúc xạ kế. Thiết bị này sẽ đo mức độ khúc xạ ánh sáng của chất lỏng. Sau đó, ứng dụng sẽ lấy thông tin này và so sánh nó với một chỉ mục đã thiết lập, giúp chúng tôi trích xuất phần trăm chất rắn được hoà tan so với thang mốc.

Tại sao nó quan trọng?

Với thông số mà TDS cung cấp ta có thể dễ phân tích, giúp các nhà rang xay và nhân viên pha chế đo lường, từ đó kiểm soát chất lượng chiết xuất. Điều này sẽ cải thiện hương vị, cảm giác vừa miệng và tính nhất quán của các ly cà phê và cách pha của bạn – đảm bảo rằng, mỗi lần, bạn pha một loại cà phê cân bằng với độ phức tạp và độ ngọt vừa phải.

 

Nó ảnh hưởng như thế nào?

Một cách để sử dụng TDS là xác định các loại đồ uống cà phê khác nhau. Espresso sẽ có hàm lượng chất rắn hoà tan nằm trong khoảng từ 8-12%. Tương tự lungo, TDS của nó phải nằm trong khoảng từ 2-8%. Đối với cà phê filter như pour over, TDS sẽ nằm trong khoảng từ 1,15% đến 1,35% (SCA Golden Cup)

Vì vậy, nhờ những thông số mà TDS cung cấp ta có thể xác định được chất lượng chiết xuất hay kiểm tra việc đồ uống của ta đã đạt chuẩn mà chưa cần đến thử nếm. Đặc biệt hơn phát hiện lỗi và tìm cách điều chỉnh thích hợp.