GIỎ HÀNG
Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN:
0₫
Hành trình đến với nền văn minh của hạt cà phê

Hành trình đến với nền văn minh của hạt cà phê

Trên thế giới, có nhiều câu chuyện kể về cách mà hạt cà phê lần đầu tiên đến với con người. Đó là đồ uống của thiên thần Gabriel ban cho nhà tiên tri Mohammed giúp ông có sức mạnh chiến đấu với quân thù. Một truyền thuyết khác lại nói về vua Solomon đã ban cà phê cho những người dân bị bệnh và chữa lành cho họ. Nhưng nổi tiếng hơn cả, có lẽ vẫn là Kaldi cũng những chú dê nhảy múa.

 

Kaldi là một anh chàng chăn dê du mục. Một hôm, anh bắt gặp những chú dê trong đàn ăn một loại quả từ bụi cây và sau đó chúng bắt đầu… tăng động. Kaldi cũng muốn thử một vài quả và nhận thấy mình có chút hiếu động hơn. Tin rằng đã tìm được một loại trái cây đặc biệt, anh mang chúng tới tu viện địa phương để hỏi. Sau khi nghe xong câu chuyện về những con dê nhảy múa, vị trụ trì của tu viện đã nghĩ rằng đây là loại trái cây của ma quỷ nên ông ném những trái này vào lửa. Hương thơm đượm nồng của hạt bắt đầu tỏa ra và ngay sau đó vị trụ trì quyết định lại: nó trở thành loại trái cây của thần thánh.

 

Đất nước Yemen là nơi đầu tiên cây cà phê được đưa vào canh tác (mặc dù trước đó nó mọc dại ở Ethiopia). Chính phủ của 2 nước thậm chí còn ban hành lệnh cấm mang cây hoặc hạt ra khỏi lãnh thổ để ngăn không cho cà phê được trồng bên ngoài Ethiopia hoặc Yemen cho tới tận khoảng năm 1600.

 

Cái tên “Cà phê” bắt nguồn từ tiếng Ả Rập: “Qahwah” và nó có nghĩa là rượu. Sau đó nó trở thành “Kahveh” trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ rồi “Koffie” trong tiếng Hà Lan. Và đó, chính là tiền thân của từ “Coffee” trong tiếng Anh

 

Được các nước Hồi Giáo ủng hộ, cà phê trở nên phổ biến và được lưu hành khắp vùng Biển Đỏ. Các quán cà phê nhanh chóng được mở ra và trở thành những trung tâm trao đổi tin tức. Thịnh hành là vậy, tuy nhiên cà phê sẽ không thể phát triển nếu không tới được Châu Âu. Tại thành phố cảng Mocha ở bờ biển Tây Nam của Yemen, nơi cà phê chính thức được giới thiệu và đưa sang Lục Địa Già, bắt đầu thời kỳ hoàng kim và trở thành vật phẩm được tiêu thụ nhiều thứ 2 trên thế giới.